Kinh nghiệm săn học bổng giáo sư Hàn Quốc – Phần 1

0
5504
Bấm vào quảng cáo để ủng hộ Hàn Quốc Ngày Nay

Phần 1 – Chuẩn bị hồ sơ

Mùa học bổng thường niên của Hàn quốc chia làm hai đợt là học kỳ mùa Xuân và học kỳ mùa Thu. Học kỳ mùa Xuân bắt đầu vào tháng 3 và tháng 9 cho mùa Thu. Để đón những đợt tuyển này, bạn cần chuẩn bị chu đáo đầy đủ hồ sơ để nộp liền kho có cơ hội.

A. THỜI GIAN CÁC TRƯỜNG NHẬN HỒ SƠ:

Hồ sơ apply cho học bổng Master/PhD nên được gửi trước một khoảng thời gian khá sớm. Hồ sơ cho mùa Thu bắt đầu từ tầm tháng 5 tháng 6 và mùa Xuân nhận hồ sơ vào tầm khoảng tháng 10, tháng 11. Nếu nộp vào khoảng thời gian này, các bạn sẽ tránh được tình huống “vắt chân lên cổ” lo làm giấy tờ (đôi khi khá lằng nhằng và phức tạp ở Việt Nam).

Chuyện nhận hồ sơ với học bổng giáo sư là chỉ cần đúng trong thời hạn, vì nếu giáo sư đã accept (chấp nhận), thì mọi chuyện coi như xong. Tuy nhiên nhà trường vẫn cần xử lý hồ sơ theo đúng thủ tục nên cần tránh việc nộp hồ sơ quá trễ.

Sau khi mở đợt nhận hồ sơ như mình đã nêu trên, họ sẽ kết thúc nhận vào tháng 7 cho mùa thu và tháng 12 cho mùa Xuân. Nộp sớm hơn các bạn sẽ nhận được admission từ trường sớm và tránh được chuyện làm visa trễ. Thời gian có thể khác chút ít tùy từng trường, Các bạn nên kiểm tra chi tiết tại website của trường để nắm chính xác.

=> DO VẬY: Cần phải liên hệ giáo sư khá sớm, sớm nhất có thể trước thời hạn này.

B. HỒ SƠ – GIẤY TỜ:

Về chuyện giấy tờ, các bạn nên có sự chuẩn bị sớm, nhất là đối với những bạn học xong ĐH và đi du học luôn. Vì các bạn sẽ rất bận trong năm cuối với hàng núi công việc, săn học bổng, contact giáo sư và phân vân về dự định. However, làm một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ “không thể thiếu” là luôn luôn cần. Các giấy tờ bao gồm như sau:

1. Passport (Hộ chiếu): Hãy làm luôn và ngay nếu có thể. Rất thuận tiện. Thường thì hộ khẩu ở đâu sẽ về tỉnh đó làm, tuy nhiên năm 2007 mình làm ở Sài Gòn (mặc dù hộ khẩu của mình ở ngoài Bắc). Luật đã dễ hơn và đặc biệt với các bạn ở xa hãy chú ý điều này. Các bạn hoàn toàn có thể làm được ở Hà Nộ và SG mà không cần về quê. Chú ý xin giấy tạm trú. Nhưng tiện nhất là về địa phương.

2. Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân: Cần dịch thuật và công chứng tư pháp. Trong giấy khai sinh đã bao gồm quan hệ nhân thân với ba mẹ.

3. Transcript (Bảng điểm) + Degree (Bằng đại học): Một số trường tại Việt Nam giờ đã thay đổi, bảng điểm và bằng đã có song ngữ Việt – Anh. Tuy nhiên, không thể nộp bản gốc còn photocopy thì lại không có dấu đỏ. Thông thường, tại phòng Quan hệ quốc tế của các trường đều có dịch vụ dịch sang tiếng Anh và có dấu tròn của trường trông “rất có giá trị”.

Điều khó khăn với các bạn sắp ra trường là bảng điểm chưa đầy đủ và bằng chính thức thì chưa có. Không sao, hãy xin giấy/làm giấy “Certificate of Expected Graduation” để chứng minh mình sẽ tốt nghiệp vào khoảng thời gian sắp tới nào đó. Và hầu như các trường bên Hàn đều chấp nhận việc giấy này. Nếu trường không có sẵn giấy này, các bạn có thể tự làm, khá nhiều mẫu trên mạng. Giấy này thuộc kiểu free-style (mẫu tự do), tuy nhiên phải làm khá giống với giấy tờ nhà nước.

4. Letter of Recommendation – LOR tức Thư giới thiệu của thầy cô (Ít nhất phải là tiến sĩ). Thường thì một người là advisor (tức thầy cô cố vấn hoặc hướng dẫn đề tài), người còn lại là trưởng/phó khoa. Các bạn tham khảo các mẫu trên internet, rất nhiều và chỉnh sửa theo hướng của mình. Tuy nhiên tránh viết kiểu “truyền thống” như “I was born in a poor family”… Mình không khuyến khích cách như vậy. Chú ý làm và gửi những người có kinh nghiệm giúp kiểm tra trước. Các thầy cô khá bận, lòng nhiệt thành cho tương lai sinh viên luôn cháy bỏng, nhưng nếu đưa giấy lên xin thầy cô ký với hình thức nham nhở thì họ rất vui lòng cho các bạn ở lại Việt Nam đấy hehe (mình sẵn lòng giúp, text mình :D).

5. Study Plan (kế hoạch học tập): Trên mạng khá nhiều, nhưng đại loại các bạn sẽ trình bày rõ ràng kế hoạch học tập ở Hàn là gì. Ví dụ như kỳ đầu tập trung gì, kỳ sau, rồi sau nữa. Nhớ đừng ghi là sẽ lấy vợ Hàn. Họ loại đấy. Just kidding :p

6. Ảnh cá nhân (loại 3×4, và đôi khi là 4×6): Loại ảnh này là style giống như hình passport, tức là nền trắng. Khi làm các bạn ráng rửa kha khá chút, vì tiền chụp mắc, còn tiền rửa thêm thì chút ít nữa thôi. Sau khi qua Hàn, các bạn còn phải nộp vài tấm nữa khi làm thẻ sinh viên, thẻ cư trú Hàn Quốc. Giá chụp hình ở Hàn là khá cao so với ở Việt Nam.

C. NHỮNG CHÚ Ý:

Các bạn nên làm ba đến bốn bộ các giấy tờ trên. Với những giấy tờ cần công chứng dịch thuật, chỉ đắt công dịch. Còn làm thêm vài bản tương tự ko đắt hơn bao nhiêu. Một bộ nộp cho trường, một bộ nộp đại sứ quán in case you’re accepted for the scholarship. Hai bản các bạn nên giữ lại. Rất cần về sau.

Trong những giấy tờ mình vừa kể, là những loại “nên làm” dù có nhận được học bổng hay không. Khi liên hệ với Lab và giáo sư, không cần gửi những giấy tờ này hết. Mình sẽ viết chi tiết những cách tiếp cận học bổng trong note kế tiếp. Tuy nhiên, nếu GS đã nhận thì những giấy tờ trên phải được gửi hết cho trường bên này. Các bạn chú ý là 2 giai đoạn nhé. Giáo sư phải chấp nhận đã, rồi gửi hết hồ sơ để trường xử lý thủ tục.

Với những giấy tờ mình liệt kê bên trên, sau khi đã làm xong, các bạn nên scan thật cẩn thận (đừng scan lệch, nhăn nheo, mình nghĩ nó là phong cách làm việc rất….ko tốt). Scan xong các bạn nên lưu online lại trong email của mình và bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu đều có sẵn để gửi. Trên thực tế, nhà trường chấp nhận bản scan (Scan đẹp và in ra gần như giống bản thật, đôi khi nó gần như bản gốc và nhà trường không đòi hỏi gì thêm đâu). Điều này nghĩa là sao? That means nếu các bạn đã được chấp nhận, các bạn có thể gửi bản scan qua email cho một ai bên Hàn, hoặc cho GS của các bạn. Họ sẽ in ra và nộp cho trường trước để họ xử lý thông tin. Sau đó cac bạn nên gửi bản chính qua chuyển phát nhanh. Đừng lo về chuyển phát nhanh thời @ nhé. Chỉ mất 2 ba ngày thôi. Vì sau khi xử lý hồ sơ, họ sẽ cần bạn nộp bản gốc.

=> TÓM LẠI: Bản mềm gửi trước để xử lý nhanh, bản gốc gửi sau.

D. KHI ĐÃ ĐƯỢC CHẤP NHẬN, BẠN PHẢI LÀM VISA THẾ NÀO?

Sau khi đã được giáo sư đã ok và trường đã chấp nhận. Các bạn sẽ được bên trường gửi giấy tờ về VN cho các bạn. Đó là Admission letter (Giấy nhập học), loại giấy quan trọng bậc nhất. Giấy tờ này kết hợp với các giấy tờ như khi bạn gửi qua Hàn để lên đại sứ quán VN làm visa.

CHÚ Ý: Khó khăn nhất đôi khi làm nản lòng chúng ta: Chứng minh tài chính – ĐÓ LÀ YÊU CẦU TỪ ĐSQ Hàn tại VN. Với những bạn nhận các loại học bổng Chính phủ thì việc này là không cần. Tuy nhiên với những bạn nhận học bổng giáo sư thì khá nan giải. Nhất là khi chúng ta ko đủ khả năng tài chính. Giải pháp tốt nhất như sau:

Các bạn liên hệ GS của mình, và nhờ GS làm 3 loại giấy tờ:

1:. Giấy chứng minh nghề nghiệp của GS (Dễ òm, GS lên trường in ra là xong nhé).
2:. Giấy ngân hàng có trên 10.000$ của GS. (Dễ luôn, GS ra ngân hàng in ra là xong).
3:. Giấy viết tay: GS ghi rõ GS là ai, GS trường nào, ngày tháng năm sinh. Nay GS xác nhận support SV ABC này về tài chính bao gồm: Chi phí sinh hoạt, học phí trong suốt quá trình học Master/PhD tại Hàn. Sau đó ghi địa chỉ liên lạc, số liên lạc của GS ở Hàn. Họ hay gọi qua xác minh trực tiếp lắm. GS in ra, ký là xong. Mình có kinh nghiệm nhiều về 3 loại giấy này vì vài lần làm cùng GS. Các bạn có thể an tâm. Nếu GS bên Hàn hỏi tại sao, các bạn trình bày đó là yêu cầu của DSQ Hàn tại VN.

Và tiếp theo, các bạn nên nói rõ với GS nên gửi cả admission và 3 loại giấy bảo lãnh này về địa chỉ của các bạn. Địa chỉ ở VN của các bạn nên gần thị trấn/thành phố là tốt nhất. Và nên khuyên GS gửi bằng DHL nhé. Vì khi gửi có code và tracking thỏa mái giấy tờ đã về đến đâu. Rất nhiều trường hợp ở quê họ không mang giấy tờ đến cho các bạn. Ngâm ở bưu điện cả tháng. Trường hợp này không hiếm. Cẩn thận thì vẫn hơn, phải ko nào?

E. NỘP GIẤY TỜ XIN VISA

Bước cuối cùng là xin visa ở Đại sứ quán. Các bạn có thể nộp ở Hà Nội (Đại sứ quán) hoặc Sài Gòn (Lãnh sứ quán). Điều này căn cứ vào hộ khẩu. Từ Đà Nẵng trở ra nộp tại Hà Nội và Quảng Nam trở vào nộp tại Sài Gòn.

Thường thì ở Hà nội đông hơn Sài Gòn rất nhiều nên các bạn SHOULD/MUST/HAVE TO nộp sớm. Khi đã có đủ giấy tờ rồi thì nộp và đợi visa là xong. 100% có visa. Đợi bay thôi và qua Hàn ăn kim chi chan nước mắt hehe.

Nguồn: Nguyen Ha, nhóm Thông tin học bổng giáo sư ở Hàn Quốc.