Tỉ lệ tăng trưởng của Hàn Quốc xếp thứ 12 trong OECD

0
2848
Bấm vào quảng cáo để ủng hộ Hàn Quốc Ngày Nay

Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Hàn Quốc lần đầu tiên trong 9 năm qua ra khỏi Top 10 của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).

Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã tăng trưởng 2,6% trong năm ngoái, đứng thứ 12, sau các nền kinh tế Đông Âu bao gồm Cộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan, theo OECD. Cộng hoà Séc đã tăng trưởng 4,2% trong năm ngoái, trong khi Hungary là 2,9% và Ba Lan 3,6%. Tỉ lệ tăng trưởng của Hàn Quốc cũng thấp hơn so với các nền kinh tế nhỏ như Iceland và Ireland.

Trung tâm tài chính Yeouido ở Seoul (Yonhap)

Năm 2011, tỉ lệ tăng trưởng của Hàn Quốc xếp thứ 7 trong các nước OECD, sau đó giảm xuống thứ 8 trong năm 2012 sau khi nhảy lên vị trí thứ 4 năm 2009 và thứ 2 năm 2010 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tỉ lệ tăng trưởng của Hàn Quốc thường gấp 2-3 so với mức mức trung bình của OECD. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Hàn Quốc và mức trung bình của OECD giảm 0,5% so với năm ngoái.

Trong năm 2011, khoảng cách là 1,8%, sau đó giảm 1,7% năm 2013, và 1,4% năm 2014. Đây là sự sụt giảm đáng kể khi so sánh với khoảng cách 2,5% trong năm 2009 và 4,2% trong năm 2010 do hậu quả của sự toàn cầu cuộc khủng hoảng tài chính.

Khi nền kinh tế của Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 2,7% trong năm nay, giảm so với triển vọng ban đầu là 3,1%, OECD cho biết rằng nền kinh tế lớn thứ tư châu Á bắt buộc phải thay đổi về cơ cấu. Dự báo mức tăng trưởng của Hàn Quốc năm 2017 cũng hạ xuống từ 3,6% còn 3%.

Sự sụt giảm hơn nữa trong tỉ lệ tăng trưởng là do năng suất chậm hơn trong lĩnh vực dịch vụ, với việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty khởi nghiệp thiệu sự hỗ trợ bởi các chính sách để thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong bối cảnh phát triển mờ nhạt của các tập đoàn lớn. Năng suất của Hàn Quốc chỉ bằng 55% trong nửa trên của các nền kinh tế OECD.

“Năng suất lao động (sản lượng trên mỗi công nhân) giảm khoảng 1% trong 2011-15. Mức năng suất lao động trong lĩnh vực dịch vụ là chỉ bằng một nửa so với lĩnh vựcg sản xuất “, một báo cáo của OECD cho biết.

“Chính sách thúc đẩy sự tồn tại của các công ty nhỏ, chứ không phải là thúc đẩy năng suất cao hơn, và thúc đẩy rất ít vào sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.”

Mô hình tăng trưởng truyền thống của Hàn Quốc dẫn đầu các tập đoàn gia đình, hay chaebol. Và đây là thời điểm chín muồi cho Hàn Quốc để kích thích cạnh tranh doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp để phát triển bền vững thông qua đổi mới và cải cách.