Lúc hai bên hội đàm với nhau thì lãnh đạo triều tiên Kim Jong-un nhìn lên tường và thấy 2 chiếc đồng hồ hiển thị giờ của Seoul và Bình Nhưỡng. Lãnh đạo Kim xúc cảm: “Thật đau buồn vì chỉ cách nhau mấy bước chân mà tại sao thời gian lại khác nhau?”
Vì vậy, trong cuộc hội đàm với tổng thống Moon Jae-in hôm 27/4, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un công bố quyết định Triều Tiên sẽ chuyển múi giờ từ GMT+8:30 lên GMT+9 để khớp với Hàn Quốc, ong Yoon Young-chan, phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc cho biết. Động thái này được xem như thể hiện sự hòa hợp giữa hai quốc gia
“Vì Triều Tiên là bên thay đổi múi giờ, chúng tôi sẽ chuyển múi giờ về nguyên gốc. Các bạn có thể công khai thông tin này”, ông Kim Jong-un tuyên bố trong cuộc họp.
GMT (Greenwich Mean Time) được sử dụng bởi Hiệp hội đường sắt Anh từ năm 1847. Đại Hàn Đế Quốc, quốc hiệu kế tiếp triều Chosun, sử dụng múi giờ GMT + 8.5. Nhưng năm 1910, Nhật Bản bắt đầu đô hộ bán đảo Hàn – Triều và đến năm 1912 đổi múi giờ của bán đảo trùng thành múi giờ GMT + 9 như Nhật Bản.
Hàn Quốc dưới thời tổng thống Lý Thừa Vãn từng đổi ngược lại múi giờ GMT + 8.5 vào năm 1954. Nhưng đến thời tổng thống Park Chung-hee thì Hàn Quốc quay lại múi giờ GMT + 9 vào năm 1961.
Còn phần Triều Tiên, sau khi thành lập đất nước riêng ở miền Bắc và vẫn sử dụng múi giờ GMT + 9. Đến ngày 15/8/2015, ngay đúng ngày Quốc khánh, Triều Tiên quay qua sử dụng múi giờ GMT + 8.5. Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA đăng tải tuyên bố: “Đế quốc Nhật Bản độc ác đã phạm những tội ác không thể tha thứ được, thậm chí còn cướp đi cả múi giờ của Triều Tiên, chà đạp không thương tiếc mảnh đất với 5.000 năm lịch sử – văn hóa và theo đuổi chính sách chưa từng có nhằm hủy diệt đất nước Triều Tiên”.
Và bây giờ, hai nước sẽ lại thống nhất với nhau về múi giờ. CHÍNH THỨC vào ngày 5/5/2018, Triều Tiên sẽ lại sử dụng múi giờ GMT +9 để thống nhất với Hàn Quốc.
Ngoài vụ giờ này, Triều Tiên còn sử dụng hệ thống lịch riêng với số năm tính từ năm 1912, là năm sinh của người sáng lập và “chủ tịch vĩnh cữu” Kim Nhật Thành. Cũng chính vì chủ tịch Kim Nhật Thành giữ luôn chức vụ đó nên mọi người sẽ thấy báo chí thường gọi Kim Jong-un là nhà lãnh đạo Triều Tiên thay vì chủ tịch hay bí thư như các quốc gia có hệ thống chức vụ tương tự.