Gần đây, phong trào du học Hàn Quốc ngày càng nở rộ, nhất là khu vực miền Bắc. Để cung cấp thông tin cho các bạn sinh viên có cái nhìn kỹ càng trước khi quyết định khăn gói đến Hàn Quốc cho hành trình dài hơi về học tập, hanquocngaynay.info sẽ cung cấp những thông tin tổng quan cũng như chi tiết về học tiếng Hàn tại Hàn Quốc.
❤ Học đại học hay cao đẳng tại Hàn Quốc?
❤ Quy định cụ thể về làm thêm đối với du học sinh tại Hàn Quốc
❤❤❤ Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy bấm LIKE/THÍCH Facebook Hàn Quốc Ngày Nay và giới thiệu cho bạn bè, nhóm của mình về bài viết này.
I. VISA HỌC TIẾNG:
– Visa được cấp cho sinh viên học tiếng Hàn là visa D-4-1. Cũng là visa học tiếng nhưng nếu học tiếng khác (không phải tiếng Hàn) thì là visa D-4-7.
– Visa này chỉ cấp 6 tháng. Khi hết hạn, tùy vào điều kiện (số giờ đi học + điểm số) mà bạn sẽ được gia hạn 6 tháng tiếp theo hay không.
– Thời gian tối đa cho visa này là 2 năm. Nghĩa là bạn chỉ có thể gia hạn 3 lần. Nếu sau 2 năm, bạn không đủ điều kiện để chuyển sang visa khác thì PHẢI VỀ NƯỚC.
– hanquocngaynay.info sẽ có riêng 1 bài về các loại visa bạn có thể có kể từ khi nhập cảnh với D-4-1 và sự lợi hại của mỗi loại visa.
II. THỜI GIAN HỌC:
– Đối với sinh viên học tiếng, 1 năm được chia làm 4 kỳ. Mỗi kỳ là 10 tuần và thời gian nghỉ giữa các kỳ là 3 tuần.
– Mỗi tuần sẽ học 5 buổi và mỗi buổi sẽ học 4 tiếng đồng hồ. Như vậy mỗi kỳ học tổng cộng 200 giờ.
– Mỗi ngày học từ 9h sáng đến 1h chiều cho ca sáng và từ 1h đến 5h cho ca chiều. Tuy nhiên, chỉ một số ít trường có ca chiều, còn lại hơn 90% trường chỉ có ca sáng.
III. CHI PHÍ HỌC TẬP:
– Học phí: từ 1,000 won ( khoảng 20 triệu VNĐ) đến 1,730,000 Won (khoảng 35 triệu VNĐ) cho 1 học kỳ. Tính theo năm thì khoảng 80 – 140 triệu VNĐ. Trường đắt nhất là Yonsei, KyungHee và Korea.
– Phí đăng ký: tùy theo trường, từ 50 đến 100 ngàn won.
– Bảo hiểm: tùy thuộc vào trường và công ty bảo hiểm mình mua. Khoảng 100~250 ngàn won 1 năm. Nếu mua bảo hiểm y tế quốc dân (국민건강보험) thì khoảng 40-50 ngàn won một tháng.
– Ký túc xá: tùy thành phố và tùy trường. Có nơi chỉ 1 triệu won cho cả năm nhưng có nơi 1 triệu won chỉ đủ đóng 3 tháng. Ở Seoul và các thành phố lớn thì đắt nhất, ở vùng quê hoặc xa trung tâm thì dĩ nhiên rẻ hơn nhiều.
– Ăn ở, đi lại và các chi phí khác cần được tìm hiểu kỹ tùy theo từng vùng. Nên tham khảo và hỏi thăm thông tin từ các nhóm sau thay vì nghe các trung tâm tư vấn du học hứa hẹn vẽ vời: Các hội nhóm facebook của người Việt ở Hàn Quốc.
IV. VIỆC LÀM THÊM TẠI HÀN QUỐC:
– Visa học tiếng D-4-1 là visa dùng để đi học chứ ko phải đi làm. Chỉ có được làm thêm theo quy định rất cụ thể theo Luật Quản lý Xuất nhâp cảnh. Cụ thể như sau: Quy định về làm thêm cho du học sinh tại Hàn Quốc
– Lương tối thiểu tại Hàn Quốc năm 2017 là 6,470원 / giờ, năm 2018 là 7,530원 / giờ. Lương đi làm thêm thường ở mức này, có khi thấp hơn vị nằm ở thế yếu và không đăng ký đúng luật.
– Nếu làm thêm trái luật, khi bị bắt, nguy cơ bị trục xuất rất cao. Và khi trục xuất thì gần như không còn đường quay lại Hàn nữa.
– Với thời gian học ở mục II và hạn chế giờ làm cũng như như mức lương có thể nhận được, để đảm bảo việc học, giỏi lắm bạn kiếm đủ ăn ở hằng tháng và có dư chút ít. Nếu tính kiếm nhiều hơn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học. Nếu thi rớt lên cấp thì số tiền học phải đóng lại có khi còn nhiều hơn. Nếu 2 năm không đủ điều kiện để chuyển sang visa khác thì còn thảm họa hơn nữa – về nước.
V. KINH NGHIỆM VÀ CHÚ Ý:
– Bạn chỉ có tối đa 2 năm để học tiếng nên sau đó bạn cần phải chuyển sang visa khác để có thể ở lại Hàn Quốc. Các loại visa bạn có thể chuyển như:
+ D-2: Đây là visa du học. Rất nhiều trường đòi hỏi bạn cần đạt TOPIK 3 mới được nhập học Cao đẳng/Đại học. Một số trường cho phép bạn nợ bằng TOPIK và cần học xong lớp 5,6 (lớp học tiếng) của trường. Tìm hiểu về TOPIK tại: Tìm hiểu về kỳ thi TOPIK. Một số trường bạn cần hoàn thành một cấp độ nào đó trong chương trình học tiếng như cấp 5 hay 6 (hai cấp cao nhất) chẳng hạn.
+ F-3: nếu bạn kết hôn với một người có các visa D-2, E-1 đến E-7
+ Các visa thuộc diện kết hôn khác hanquocngaynay.info sẽ trình bày ở một bài riêng.
+ E-7: đây là đích nhiều bạn muốn khi đi du học. Đây là visa làm việc và thường là rất khó cho bạn nào chỉ mới học tiếng. Nếu bạn có bằng đại học và 1 năm kinh nghiệm làm việc HOẶC không có bằng ĐH nhưng có 5 năm kinh nghiệm thì bạn chuyển sang được E-7 nếu có công ty ĐỦ ĐIỀU KIỆN (về lương, số lượng người nước ngoài ..) bảo lãnh VÀ ngành làm việc nằm trong danh sách ngành nghề của E-7. hanquocngaynay.info sẽ trình bày cụ thể ở một bài riêng.
– Cần đọc kĩ bài này khi chuyển sang D-2: Học Đại học hay cao đẳng tại Hàn Quốc
——————————————————–
♡ Chính sách visa và nhập cư của Hàn Quốc được thay đổi liên tục, vì vậy trước khi chuẩn bị hồ sơ, bạn nên truy cập vào hanquocngaynay.info để nhận được những cập nhật mới nhất.
♡ Nếu có thắc mắc hoặc trục trặt trong quá trình xử lý, hãy comment trực tiếp dưới trang này hoặc liên hệ qua Facebook Hàn Quốc Ngày Nay để được hướng dẫn và tư vấn.
♡ Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy bấm LIKE/THÍCH Facebook Hàn Quốc Ngày Nay và giới thiệu cho bạn bè, nhóm của mình về bài viết này.
♡ Hãy tham gia nhóm Hàn Quốc Ngày Nay để nhận những thông tin hữu ích sớm nhất.
♡ Với mục đích phổ biến các dịch vụ công đến mọi người, hanquocngaynay.info rất vui khi các trang khác chia sẻ thông tin này. Tuy nhiên, PHẢI xin phép và ghi nguồn rõ ràng khi copy bài viết về website hoặc Facebook của bạn.