Visa học tiếng D-4 chỉ cho phép bạn lưu trú tại Hàn Quốc tối đa 2 năm. Trước khi thời hạn 2 năm đó kết thúc, bạn bắt buộc phải chuyển sang tư cách lưu trú khác (visa khác) hoặc phải quay về Việt Nam.
Chuyển sang visa du học D-2 để học chuyên ngành là hình thức phổ biến nhất với các bạn đã hoàn thành việc học tiếng Hàn.
Để chuyển sang visa D-2, điều căn bản và bắt buộc là bạn phải được một trường tại Hàn Quốc nhận vào học. Tùy vào cấp độ học mà bạn sẽ chuyển sang visa D-2 với mã khác nhau:
– D-2-1: Cao đẳng
– D-2-2: Đại học
– D-2-3: Thạc sĩ
– D-2-4: Tiến sĩ
Sau đây, Hàn Quốc Ngày Nay sẽ hướng dẫn về giấy tờ thủ tục để chuyển từ D-4 sang D-2 và những chú ý mà bạn cần tham khảo kĩ.
❤ Hãy tham gia nhóm Facebook Viet Professionals in Korea để dễ dàng tìm hiểu, thảo luận về visa và các vấn đề khác tại Hàn Quốc.
❤❤❤ Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy bấm LIKE/THÍCH Facebook Hàn Quốc Ngày Nay và giới thiệu cho bạn bè, nhóm của mình về bài viết này.
I. Hồ sơ:
1. Hộ chiếu: bản gốc + bản photocopy
2. Thẻ chứng minh người nước ngoài
3. Đơn yêu cầu tổng hợp. Download .
4. Ảnh thẻ nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng, kích thước 3.5 x 4.5 (3×4 hay 4×6 cũng được).
5. Giấy báo nhập học.
6. Giấy xác nhận đã đóng học phí.
7. Bằng cấp cao nhất: phải hợp pháp hóa lãnh sự tại ĐSQ Hàn Quốc tại Việt Nam hoặc ĐSQ Việt Nam tại Hàn Quốc. Tham khảo: Chứng thực giấy tờ ở Việt Nam để sử dụng ở Hàn Quốc.
+ Nếu chuyển sang D-2-2 Đại học thì nộp bằng Cấp 3.
+ Nếu chuyển sang D-2-3 Thạc sĩ thì nộp bằng Đại học.
+ Nếu chuyển sang D-2-4 Tiến sĩ thì nộp bằng Thạc học.
8. Chứng minh tài chính:
– Được cấp học bổng nào (học phí, sinh hoạt phí) thì nộp giấy xác nhận học bổng.
– Nếu không có học bổng học học bổng không đủ trang trải tất cả thì phải chứng minh tài chính thêm. Tính tất cả học phí và sinh hoạt phí (600,000 krw/ tháng, tùy khu vực) cho thời gian bạn cần lưu trú với D-2, trừ tiền học phí một kỳ đã đóng và tiền học bổng nếu có. Thông thường cần 20 triệu won để được cấp visa D-2 2 năm.
-> Ra ngân hàng và yêu cầu cấp giấy Bank statement – 입출금내역서: Trên loại giấy này sẽ liệt kê tất cả các giao dịch ứng với tài khoản ngân hàng của bạn. Bạn có thể yêu cầu ngân hàng mà bạn sử dụng cấp và thời gian của các giao dịch được in ra nên từ 3 tháng trở lên.
9. Xác nhận nơi cư trú:
– Nếu không thay đổi nơi cư trú so với thẻ chứng minh người nước ngoài thì nộp giấy báo hết hạn visa mà Cục Quản lý Xuất nhập cảnh gửi về cho bạn.
– Nếu thay đổi nơi cư trú thì cần nộp giấy xác nhận cư trú. Download: . Đọc kỹ bài Tránh bị phạt tiền khi gia hạn/chuyển đổi visa.
10. Bảng điểm giai đoạn học tiếng với visa D-4.
11. Giấy xác nhận tỉ lệ chuyên cần trong giai đoạn học tiếng với visa D-4.
❤❤❤ Lệ phí:
+ 100,000 krw cho việc đổi tư cách lưu trú.
+ 30,000 krw cho việc làm thẻ chứng minh thư mới
+ 3,000 krw nếu chọn nhận qua chuyển phát (택배).
II. Chú ý:
– Visa học tiếng D-4 khi làm chứng minh thư người nước ngoài lần đầu tiên đã có nộp Giấy khám lao rồi nên không cần nộp nữa.
– Tùy từng Văn phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, tùy vào nhân viên nhận hồ sơ mà có thể làm khó việc Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp do Việt Nam cấp. Nhiều nơi không chấp nhận bản hợp pháp hóa của ĐSQ Việt Nam tại Hàn mà yêu cầu bản hợp pháp hóa của ĐSQ/LSQ Hàn Quốc tại Việt Nam cấp. Vì vậy, hãy vào nhóm Viet Professionals in Korea để tham khảo kinh nghiệm của các ACE đi trước.
– Phân tích hạn chế về mặt visa khi học cao đẳng so với việc học đại học tại Hàn Quốc.
– Để được 1 trường nhận và chuyển sang D-2, bạn cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản về trình độ học vấn và về tiếng Hàn. Tiêu chuẩn chung của trình độ tiếng Hàn là Topik 3. Tuy nhiên, nhiều trường cho phép nợ Topik 3 khi nhập học và yêu cầu có bằng Topik mới được ra trường.
——————————————————–
❤❤❤ Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy bấm LIKE/THÍCH Facebook Hàn Quốc Ngày Nay và giới thiệu cho bạn bè, nhóm của mình về bài viết này.
❤ Hãy tham gia nhóm Hàn Quốc Ngày Nay để nhận những thông tin hữu ích sớm nhất.
❤ Với mục đích chia sẻ và phổ biến các thông tin hữu ích về Hàn Quốc, hanquocngaynay.info rất vui khi các trang khác chia sẻ thông tin này. Tuy nhiên, PHẢI xin phép và ghi nguồn gốc rõ ràng khi copy bài viết về website hoặc Facebook của bạn.