Chủ nhật vừa qua, chính quyền thủ đô Seoul cho biết rằng hộ gia đình chỉ với một người sẽ là loại phổ biến nhất tại Seoul vào năm 2030 do dân số già đi nhanh chóng, tỷ lệ sinh thấp và sự suy yếu về niềm tin vào các giá trị truyền thống gia đình.
Theo số liệu thống kê và dự báo về cơ cấu gia đình ở Seoul, một gia đình bao gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa kết hôn là loại phổ biến nhất trong năm nay, chiếm 33,6% tổng số.
Kế tiếp là hộ gia đình chỉ có một người, chiếm 27%; hộ gia đình của các cặp vợ chồng đã kết hôn chiếm 13,5%; và những hộ gồm ba/mẹ đơn thân và con của họ chiếm 10,5 phần trăm.
Nhưng tỷ lệ gia đình gồm vợ chồng và con đã giảm từ 49,8% năm 2000 xuống còn 33,6% trong năm 2015. Xem xét các xu hướng, chính quyền thành phố dự kiến tỷ lệ giảm xuống còn 25,4% trong năm 2030.
Trái ngược với điều này, tỷ lệ hộ gia đình chỉ có một người đã tăng từ 16,3% năm 2000 lên 27% trong năm nay, và dự kiến sẽ là lớn nhất trong số tất cả các dạng hộ gia đình, đạt 30,1% trong năm 2030.
Thành phố cũng dự kiến tỷ lệ hộ gia đình với một cặp vợ chồng tăng lên 17,9% trong năm 2030 và hộ gia đình gồm ba/mẹ đơn thân và con của họ chiếm 133.61,2%.
Các thống kê cho thấy các hộ gia đình với chỉ một hoặc hai thành viên với một cặp vợ chồng trẻ hoặc căp vợ chồng lớn tuổi, cũng đang gia tăng.
“Chúng tôi nghĩ rằng việc thay đổi cấu trúc gia đình này vì sự già hóa nhanh chóng của xã hội với tỷ lệ sinh thấp, cũng như một số lượng ngày càng tăng các vụ ly dị và ly thân”, một quan chức cho biết.
Một cuộc khảo sát của Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền dân sự năm qua cho thấy số hộ gia đình chỉ có một người đang gia tăng vì sự suy yếu của các giá trị truyền thống về gia đình, chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ hơn, ngày càng có nhiều người chọn cách không kết hôn, và một nền kinh tế trì trệ với việc làm không được bảo đảm.
Một số chuyên gia cũng trích dẫn rằng những người trẻ tuổi giảm trách nhiệm chăm sóc cha mẹ sau khi nghỉ hưu, trong khi nhiều phụ huynh cũng không muốn phụ thuộc vào con cái.
Thống kê của Seoul ủng hộ điều này, như tỷ lệ chủ hộ gia đình trong độ tuổi từ 60 trở lên đã tăng từ 15,2% trong năm 2000 lên 27,1% trong năm nay, và có thể đạt 44,4% vào năm 2030. Trong khi đó, tỷ lệ gia đình bao gồm ông bà và các cháu cũng được dự kiến sẽ tăng nhẹ từ 0,7% trong năm nay lên 1,3% trong năm 2030.
Các gia đình hơn ba thế hệ đã giảm từ 7,4% trong năm 2000 xuống còn 5,4% trong năm nay, và được dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống 4,6% trong năm 2030.
Trong khi đó, tỷ lệ người dân ở Seoul cho biết họ sẽ phải trả thuế nhiều hơn cho phúc lợi của người cao tuổi tăng từ 26,1 phần trăm trong 2007 lên 37,3% trong năm 2013, theo SMG.